Tổ chức Đại học Oxford

Là một viện đại học có nhiều đơn vị thành viên, cấu trúc tổ chức của Oxford có thể gây bối rối cho những ai chưa quen với mô hình này. Viện Đại học trông giống như một liên đoàn với hơn bốn mươi trường đại học tự trị, nhưng được điều hành bởi một bộ máy hành chính, đứng đầu là Phó Viện trưởng. Các khoa chuyên ngành đều được tập trung ở đây; chúng không phụ thuộc vào trường thành viên nào. Những khoa này cung ứng lực lượng giảng dạy và nghiên cứu, ấn định giáo trình và phương pháp giảng dạy, tiến hành các cuộc nghiên cứu, thuyết trình, và tổ chức các hội nghị chuyên đề.

Những trường thành viên tổ chức các lớp học cho sinh viên cấp cử nhân. Giảng viên của những khoa và ban chuyên ngành được phân bổ cho nhiều trường thành viên, mặc dù một vài trường không liên kết đa ngành như Nuffield College chỉ chuyên về khoa học xã hội, trong khi hầu hết các trường thành viên đều có tầm liên kết rộng đa ngành. Các tiện nghi giáo dục như thư viện được đáp ứng đầy đủ cho mọi cấp học: ở viện đại học trung tâm có Thư viện Bodleian, mỗi khoa và ban chuyên ngành đều có thư viện riêng, thí dụ như Thư viện Khoa Anh ngữ, còn tại mỗi trường thành viên đều có thư viện đa ngành.

Hành chính

All Souls College, nhìn từ University Church

Lãnh đạo chính thức của viện đại học là Viện trưởng (Chancellor), đương nhiệm là Lord Patten of Barnes, mặc dù giống hầu hết các viện đại học tại Anh, chức vụ Viện trưởng chỉ có tính tượng trưng, không phải giải quyết các công việc thường nhật của trường. Các thành viên Hội nghị (Convocation) bầu chọn Viện trưởng có nhiệm kỳ trọn đời. Lúc đầu, chỉ có những người tốt nghiệp với văn bằng tiến sĩ hoặc thạc sĩ mới được gia nhập Hội nghị, về sau tất cả sinh viên tốt nghiệp đều là thành viên.

Chức danh Phó Viện trưởng (Vice-Chancellor), đương nhiệm là Andrew Hamilton, mới thực sự là người lãnh đạo viện đại học. Hiện có năm Phụ tá Phó Viện trưởng đặc trách Giáo dục, Nghiên cứu, Quy hoạch và Tài nguyên, Phát triển và Ngoại vụ, Nhân sự và Cơ hội bình đẳng. Hội đồng Viện Đại học là cơ quan điều hành của nhà trường gồm có Phó Viện trưởng, các khoa trưởng, và các thành viên khác là những người được Hội đoàn (Congregation) bầu chọn, cùng một số quan sát viên của Liên đoàn Sinh viên.

Hội đoàn, "Nghị viện của giới chức viện đại học", có 3 700 thành viên gồm có những nhà khoa bảng và viên chức quản trị của viện đại học, chịu trách nhiệm tối hậu về các vấn đề lập pháp: thảo luận và công bố các chính sách do Hội đồng Viện Đại học đệ trình. Chỉ có Oxford và Cambridge (có cấu trúc tương tự) mới có hình thái quản trị dân chủ như thế.

Đại học Oxford là viện đại học công, trường nhận tiền từ chính phủ, nhưng cũng là là "đại học tư" theo ý nghĩa trường được hoàn toàn tự trị, cũng như có quyền chọn lựa để trở thành trường tư nếu từ chối nhận tiền từ công quỹ.[31]

Lord Patten of Barnes, Viện trưởng, trong lễ phục Đại học Oxford.

Trường thành viên

Có hai loại trường thành viên: college và hall. Oxford có 38 college (trường đại học) và 6 Permanent Private Hall (PPH, tạm dịch: Nhà Riêng Thường trực). Một sự khác biệt giữa college và PPH là college được điều hành bởi các ủy viên đại học, trong khi PPH được thành lập và tiếp tục được điều hành, ít nhất là một phần, bởi giáo hội Kitô giáo có liên quan). Mỗi đơn vị thành viên có quyền tự trị về nhân sự, cấu trúc nội bộ, và điều hành.[10]

Danh sách colleges:

Danh sách PPHs:

Giảng dạy và Văn bằng

Ở cấp cử nhân, chương trình giảng dạy tập trung vào các buổi học nhóm, mỗi nhóm (từ 1 – 4) sinh viên thảo luận về một đề tài hoặc giải một luận đề. Thường thì mỗi tuần có một hoặc hai lần thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Ngoài ra, còn có những buổi thuyết trình, các lớp học, và các hội nghị chuyên đề được tổ chức trên quy mô khoa. Sinh viên cao học được yêu cầu tham dự các lớp học và các hội nghị chuyên đề, mặc dù họ phải dành nhiều thì giờ hơn cho nghiên cứu của riêng họ.

Viện đại học tự tổ chức các kỳ thi và cấp văn bằng. Phải qua được hai đợt khảo thí là yêu cầu tiên quyết cho văn bằng đầu tiên. Đợt đầu, gọi là Honour Moderations ("Mods" và "Honour Mods") hoặc sơ khảo ("Prelims") thường tổ chức vào cuối năm thứ nhất (sau hai học kỳ nếu học Luật, Thần học, Triết học, Tâm lý, hoặc sau năm học kỳ nếu học các môn cổ điển).

Phòng ăn của Balliol College.

Đợt khảo thí thứ hai, Final Honour School ("Finals") tổ chức vào cuối chương trình cử nhân (cho các môn nhân văn và khoa học xã hội) hoặc vào cuối mỗi năm học sau năm thứ nhất (toán, vật lýkhoa học đời sống, cùng một số môn khoa học xã hội). Dựa vào kết quả kỳ thi chung cuộc (Finals), thí sinh sẽ nhận văn bằng xếp hạng tối ưu, ưu, bình, và bình thứ, hoặc chỉ đơn giản đã "đậu" kỳ thi. Hạng "bình" chiếm tỷ lệ cao nhất trong số thí sinh qua được kỳ thi. Tuy nhiên, chỉ từ hạng "bình thứ" trở lên mới được đi tiếp cho chương trình cao học.

Niên khóa

Mỗi năm học có ba học kỳ.[32] Học kỳ Michaelmas kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12; Học kỳ Hilary từ tháng 1 đến tháng 3; và Học kỳ Trinity từ tháng 4 đến tháng 6.Lễ phục là trang phục bắt buộc khi tham dự các kỳ thi, những buổi họp hội đồng kỷ luật, và khi sinh viên đến gặp các giới chức đại học.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại học Oxford http://primeministers.naa.gov.au/fastfacts.asp?pmS... http://primeministers.naa.gov.au/fastfacts.asp?pmS... http://whichuniversitybest.blogspot.com/2008/06/ti... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/269746/H... http://www.ctlibrary.com/ch/1983/issue2/216.html http://specials.ft.com/ln/ftsurveys/industry/pdf/t... http://specials.ft.com/ln/ftsurveys/industry/scbbb... http://specials.ft.com/universities2001/FT3HLLAN6L... http://www.matthewpinsent.com/biography.htm http://www.nytimes.com/2007/05/06/weekinreview/06k...